Miêu tả giản lược Miệng_núi_lửa

Miệng núi lửa của núi lửa Tangkuban Parahuthành phố Bandung, nước Indonesia.

Miệng núi lửa là miệng mở ra mà khi núi lửa hoạt động vật chất nhiệt độ cao dưới đất phun đến bề mặt đất. Miệng núi lửa thông thường ở vào phần đỉnh nón núi lửa hoặc mặt bên, sau khi sự phun ra của núi lửa không tiến hành nữa do vì dung nham bên trong đường thông suốt dưới đất gặp lạnh rồi ngưng kết và rút lại, miệng núi lửa hình thành khu vực lõm lún hình vành khăn, bên trong miệng có bức vách dốc gần như thẳng đứng, ở trên mặt phẳng thường hiện ra hình bầu dục hoặc hình tròn, đường kính không bằng nhau từ vài chục mét đến vài chục kilômét.

Miệng núi lửa không có hoạt động phun ra, thường hình thành hồ chằm dựa vào tích trữ nước mưa hoặc nước tuyết tan ; sau khi trải qua lắng đọng tích tụ trong lịch sử vào khoảng thời gian dài, miệng núi lửa cũng có thể hình thành địa hình bồn địa.

Nó thông thường ở nơi điểm đỉnh của núi lửa, là một chỗ trũng tròn, hình trạng như cái chén, ý nghĩa của nó trong chữ Hi Lạp chính là cái chén. Tuy nhiên dùng cái phễu để hình dung nó có lẽ thích hợp thêm một ít. "Cái phễu" này có một đường thông suốt rất dài nối liền nhau với mắc-ma dưới đất, lúc núi lửa phun ra, mắc-ma thuận lợi từ chỗ này vọt lên bắn ra ngoài.[1]